Chất sắt là gì? Vai trò của chất sắt đối với sức khỏe

Thứ 2, 25-04-2022 11:09

Chất sắt là một trong những khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của con người. Vậy cụ thể hơn thì chất sắt là gì? Chất sắt có tác dụng gì? Khi cơ thể bị thiếu hụt sắt sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? Mời bạn  bài viết dưới đây để tìm hiểu tác dụng của sắt, cách chọn những thực phẩm giàu chất sắt cũng như bổ sung chất sắt tự nhiên cho cơ thể. 

1. Chất sắt là gì?

Sắt là một nguyên tố phổ biến có trong tự nhiên, đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa, đặc biệt là quá trình tổng hợp Hemoglobin và Myoglobin. Trong đó, Hemoglobin là yếu tố chính để chuyển oxy trong máu từ phổi đến các cơ quan, Myoglobin đảm nhận vai trò lưu trữ, vận chuyển và giải phóng oxi ở trong các tế bào cơ.

vai-tro-chat-sat

Những loại thực phẩm giàu chất sắt có trong thịt, cá, các loại hạt

Ngoài ra, chất sắt là khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ miễn dịch và kích thích các enzym hoạt động. Có thể bổ sung loại khoáng chất này thông qua trong các thực phẩm như thịt bò, gan. Con người thường bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, các loại đậu, hạt ngũ cốc… 

2. Vai trò của chất sắt với sức khỏe

Sắt là một yếu tố vi lượng được dự trữ trong đại thực bào và các tế bào gan của con người. Chính vì vậy, khi cơ thể cần một lượng lớn chất sắt thì nguồn dự trữ sắt trong gan sẽ được mang ra sử dụng. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển sẽ cần một lượng sắt phù hợp để phục vụ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Sắt là chất hỗ trợ cho quá trình giải phóng năng lượng của cơ thể. Vì thế, cơ thể đầy đủ sắt, sẽ hoạt động một cách hiệu quả và giúp tăng khả năng tập trung của trí não. 

Ở các nước đang phát triển, sự thiếu hụt các vi chất này đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Đối với từng đối tượng khác nhau, chất sắt sẽ có chức năng khác nhau. Dưới đây là thông tin được chứng minh nhằm chỉ chất sắt có tác dụng gì đối với từng cơ thể con người. 

2.1. Đối với trẻ em

Đối với trẻ em, sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng vì đây là đối tượng đang trong quá trình phát triển nên rất dễ bị thiếu hụt sắt do nhu cầu tăng cao. Khoáng chất này rất cần thiết cho sự sống và cho nhiều chức năng sống khác nhau như:

  • Giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan bằng cách tạo nên hemoglobin.
  • Tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, đóng vai trò vận chuyển điện tích trong chuỗi hô hấp.

Khi cơ thể trẻ nhỏ thiếu hụt sắt sẽ dễ dẫn đến bệnh suy tim làm cho trí não kém phát triển. Đồng thời dễ gây ra biểu hiện ngủ gật, thiếu tập trung ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và học tập của trẻ. 

tre-bieng-an

Trẻ em thiếu chất sắt dẫn đến cơ thể suy nhược lâu dài

Bên cạnh đó, thiếu sắt sẽ làm làn da trở nên xanh xao và tái nhợt, cơ thể trở nên mệt mỏi, biếng ăn và dễ bị ốm đau, dẫn đến chậm lớn.

2.2. Đối với phụ nữ có thai

Chất sắt có tác dụng gì trong quá trình mang thai của phụ nữ? Người mẹ khi mang thai cần bổ sung lượng sắt cần thiết để phục vụ cho quá trình quá trình dưỡng thai và mất máu khi sinh nở.

chat-sat-voi-phu-nu-co -thai

 Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình dưỡng thai với người phụ nữ

Sắt có vai trò quan trọng giúp tạo máu tham gia vào vòng tuần hoàn trong cơ thể người mẹ, quá trình phát triển của bào thai, nhau thai và phòng nhiễm khuẩn cho cơ thể.

Thiếu sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, đặc biệt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

3. Những bệnh lý có thể gặp khi cơ thể không đủ sắt 

3.1. Những bệnh do thiếu sắt

thieu-chat-sat

Cơ thể mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu của việc thiếu chất sắt

Tình trạng tim đập nhanh khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi

Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị thiếu máu do thiếu sắt. 

Khi cơ thể không đủ sắt để hấp thụ sẽ dẫn đến việc vận chuyển oxy đến các mô bị sụt giảm, gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Do thiếu hụt sắt tức là thiếu Hemoglobin, thành phần chứa nhiều trong sắt, có trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô.

Làm rụng tóc, bong móng

Chất sắt có chứa chất khoáng chiếm một phần lớn trong máu. Do đó, khi thiếu sắt sẽ khiến cho phần chân tóc bị thiếu dưỡng chất, dẫn đến tình trạng bị gãy rụng. Ngoài ra, điều này khiến cho da bệnh nhân bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và dễ bị gãy. 

3.2. Những bệnh do thừa sắt

Khi cơ thể nạp lượng sắt vượt quá mức thì phần ruột mất đi khả năng điều hòa lượng sắt không cần thiết dẫn đến sắt dư thừa ở các cơ quan như tim, gan, tuyến tụy và gây tổn thương.

Bệnh thừa sắt có thể do di truyền từ gia đình hoặc do các bệnh lý khác gây nên như bệnh thiếu hồng cầu, bệnh gan.

4. Cách bổ sung sắt cho cơ thể

4.1. Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt

Cách đơn giản nhất để nạp chất sắt tự nhiên cho cơ thể đó chính là bổ sung thực phẩm giàu chất sắt để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy cùng Chef Studio tham khảo ngay 10 loại thức ăn bổ sung sắt dưới đây nhé

chat-sat

Bổ sung chất sắt với những thực phẩm giàu dinh dưỡng

  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê không chỉ cung cấp sắt, mà còn chứa Protein, kẽm, vitamin B thường thấy trong bữa cơm gia đình. Các loại thịt này có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng khác nhau để đổi bữa.

thit-bo-bo-sung-chat-sat

Thịt bò cung cấp nhiều chất sắt và protein cho cơ thể

Sườn cừu áp chảo bổ sung sắt cho cơ thể

  • Gà tây: cung cấp 8% nhu cầu sắt trong cơ thể với 1,4 miligam sắt chứa trong 100 gam thịt.
  • Gan và các loại nội tạng: đều là thực phẩm chứa nhiều sắt. Một phần gan bò 100 gam có tới 6,5 miligam sắt, tức 36% nhu cầu cơ thể.

gan-ngong

Các loại gan, nội tạng có thể bổ sung nhiều chất sắt cho cơ thể

  • Những loại động vật có vỏ như trai, sò, ốc là thực phẩm rất giàu sắt, thơm ngon, bổ dưỡng. Cứ 100 gam nghêu chứa khoảng 3 miligam sắt, tương đương 17% nhu cầu mỗi ngày của cơ thể.
  • Các loại cá, đặc biệt là cá ngừ rất giàu sắt và omega. Khoảng 85 gam cá ngừ cung cấp 1,4 miligam sắt, chiếm 8% nhu cầu cơ thể.
  • Hạt bí ngô: có khoảng 2,5 miligam sắt trong 28 gam hạt bí ngô, chiếm 14% nhu cầu cơ thể. Đây là nguồn cung cấp vitamin K, kẽm, magie và mangan giúp cân bằng lượng đường trong máu.
  • Diêm mạch: Một cốc 185 gam diêm mạch nấu chín cung cấp cho cơ thể 2,5 miligam sắt, bổ sung 16% nhu cầu mỗi ngày.
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng được dùng để bổ sung sắt thay cho các thực phẩm nguồn gốc động vật. Với 198 gam đậu lăng chín có 6,6 miligam sắt, chiếm 37% nhu cầu sắt cho cơ thể.
  • Đậu phụ: Bổ sung cho cơ thể 19% nhu cầu  3,4 miligam sắt trong 126 gam đậu phụ.
  • Rau bina: 100 gam rau bina có thể bổ sung cho bạn 2,7 miligam sắt, đồng nghĩa với việc bổ sung 15% nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, rau bina phù hợp cho người muốn giảm cân và cần bổ sung sắt vì chứa ít calo.

4.2. Dùng các loại nồi, chảo có giải phóng chất sắt tự nhiên

Nồi gang, chảo gang là dụng cụ nhà bếp bền bỉ và an toàn với sức khỏe. Không chỉ giúp món ăn ngon hơn, nồi chảo gang còn có khả năng giúp cơ thể bổ sung chất sắt tự nhiên mỗi ngày. 

chao-gang-lodge-bo sung-chat-sat

Chảo gang trong quá trình nấu nướng có thể giải phóng lượng nhỏ chất sắt

Bởi vì khi nấu ăn, các dụng cụ bằng gang giúp giải phóng nhiều sắt hơn, làm tăng lượng sắt từ thực phẩm chế biến, đặc biệt là khi nấu trong thời gian lâu. Vì vậy, chúng đặc biệt có lợi đối với phụ nữ mang thai và được xem như là một cách tăng cường bổ sung thêm sắt trong thai kỳ. 

bo-sung-chat-sat

Chảo gang Lodge được chế tạo từ hợp kim sắt - cacbon nên có thể bổ sung chất sắt trong nấu nướng

Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ được chất sắt là gì, tác dụng của sắt đối với cơ thể cũng như các cách bổ sung thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn bổ sung chất sắt tự nhiên cho cơ thể thì hãy liên hệ ngay Chef Studio nếu bạn muốn để mua nồi gang, chảo gang chính hãng cao cấp nhé!

Gửi đánh giá/ bình luận của bạn

Thông tin người gửi

Không

Họ tên: Đỗ Văn Tư Thoát

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng