Một con dao KAI chính hãng trước khi đến tay của người tiêu dùng phải trải qua nhiều công đoạn để hình thành. Tất cả các công đoạn đều được thực hiện một cách tỉ mỉ và kỳ công nên đây cũng chính là lý do khiến những sản phẩm dao bếp từ thương hiệu này có giá tiền đắt đỏ đến vậy.
Hãy cùng Chef Studio tìm hiểu về quy trình tạo nên dao KAI - Sản phẩm dao bếp hàng đầu Nhật Bản ngay trong bài viết sau đây.
Có thể nói, quy trình rèn là “linh hồn” của một con dao KAI Nhật. Người thợ rèn sẽ chọn hai loại kim loại khác nhau là sắt non và thép lần lượt cho phần thân dao và lưỡi dao. Để kết hợp hai loại kim loại này lại với nhau, người thợ rèn cần thực hiện nhiều công đoạn nhỏ bao gồm: Kết hợp, chỉnh hình thô, làm nguội, tạo hình, tạo mặt sau, quét bùn, nung hai lần và kiểm tra.
- Kết hợp: Đây là quá trình nung nóng hai loại kim loại trong lò nung rồi dùng búa đập để chúng dính lại với nhau tạo thành một bản kim loại thô.
- Chỉnh hình thô: Người thợ rèn sẽ dùng dụng cụ để tạo hình cho bản kim loại, đồng thời loại bỏ bớt những phần không cần thiết. Trong quá trình này, người thợ còn tạo ra phần lõi để lắp cán cho dao.
- Làm nguội: Như cái tên của mình, ở công đoạn này, con dao với tạo hình cơ bản sẽ được làm nguội để chuẩn bị cho quá trình tạo hình chi tiết.
- Tạo hình: Người thợ rèn sẽ thực hiện lại các thao tác như chỉnh hình thô nhưng tỉ mỉ và chi tiết hơn, không cần tiếp tục tạo lõi để lắp cán.
- Tạo mặt sau: Người thợ rèn sẽ sử dụng máy mài để mài mặt sau của dao (Không mài phần lưỡi).
- Quét bùn: Quét bùn lên lưỡi dao và làm khô để phần kim loại trở nên cứng, bền bỉ.
- Nung 2 lần: Ở lần nung thứ nhất, dao sẽ được nung ở 800 độ C rồi làm nguội. Ở lần nung thứ hai, dao được nung ở 100 độ C sau đó tiếp tục làm nguội. Khi được nung 2 lần, con dao sẽ trở nên dẻo dai và bền bỉ hơn.
- Kiểm tra: Nếu con dao bị cong trong quá trình rèn, người thợ rèn sẽ dùng búa để làm dao thẳng trở lại.
Để tạo ra chiếc dao KAI hàng đầu phải trải qua quá trình sản xuất rất tỉ mỉ
- Mài thô: Đây là bước quan trọng nhất trong công đoạn mài, nó quyết định góc độ và hình dáng của dao KAI thông qua việc người thợ dùng đá mài thô để tạo hình dao.
- Mài mặt chính: Bước này tốn khá nhiều thời gian bởi vì người thợ phải dùng máy mài để mài dao, loại bỏ những vết xước xuất hiện sau bước mài thô. Đồng thời, người thợ phải kiểm tra xem độ nhẵn, độ dày của dao đã đạt hay chưa, tránh để dao bị cong, biến dạng.
- Mài mặt lưng: Mặt lưng thẳng sẽ là bí quyết để tạo nên một con dao sắc bén, dù đó có là những con dao KAI Nhật 1 lưỡi. Bước này sẽ được thực hiện tỉ mỉ hơn so với công đoạn mài mặt sau ở quá trình rèn.
- Mài bóng: Người thợ sẽ dùng cục gôm gắn bột mài để mài bóng, tạo nên ranh giới giữa phần lưỡi dao và thân dao.
- Hoàn thiện: Đến bước này thì một con dao KAI cũng đã dần hoàn thành. Người thợ rèn sẽ dùng một loại đá mài nhẵn hơn để mài dao giúp lưỡi dao càng thêm sắc bén.
Dao Nhật KAI độc đáo với kỹ thuật mài thủ công từ các nghệ nhân Nhật Bản
Test độ sắc bén của dao Nhật
Dao KAI Nhật có phần chuôi được nung đỏ rồi luồng vào bên trong cán gỗ thay vì chắp ghép lại từ hai thanh gỗ như những con dao phương Tây. Cách lắp chuôi này không những không làm cán dao bị lung lay sau một thời gian sử dụng mà luôn đảm bảo lưỡi dao và cán dao luôn dính chặt vào nhau.
Dao KAI Nhật đa dạng về kích thước, hình dáng và công dụng
Dao KAI Nhật nhập khẩu đang là sản phẩm rất được ưa thích tại Chef Studio. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua những con dao bếp Nhật chính hãng, Chef Studio cam kết sẽ luôn là đơn vị phân phối đáng tin cậy cho bạn tại thị trường Việt Nam.
Sở hữu chiếc dao chuyên dụng, cao cấp, an toàn chắc chắn sẽ hỗ trợ công việc làm bếp của bạn tối ưu hơn, trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Liên hệ Chef Studio nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi về dao KAI để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
CHEF STUDIO
Hotline: 084 888 18 00
Gửi đánh giá/ bình luận của bạn