Mâm ngũ quả là biểu tượng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết khác nhau, tùy theo các phong tục và quan niệm riêng. Dưới đây là 3 cách bày mâm ngũ quả cơ bản mà bạn có thể áp dụng trong dịp Tết Nhâm Dần sắp tới.
Ở miền Bắc, hầu hết các gia đình đều lựa chọn bày trí mâm ngũ quả dựa theo thuyết Ngũ hành. Người miền Bắc quan niệm rằng, một mâm ngũ quả đẹp phải có màu sắc rực rỡ, hài hòa. Tuân theo 5 màu cơ bản là kim trắng, thổ vàng, hỏa đỏ, mộc xanh và thủy đen. Do đó, mâm ngũ quả miền Bắc thường bao gồm 5 loại quả là chuối, bưởi, hồng, đào và quýt.
Mỗi loại quả sẽ mang ý nghĩa riêng, đại diện cho từng mong muốn của gia chủ. Cụ thể, nải chuối xanh có hình dạng như bàn tay, thể hiện sự che chở, bao bọc và chứa đựng sự sung túc. Bên cạnh đó, màu xanh còn là tượng trưng cho sự sống, mang đến những hy vọng về một năm mới phát triển hơn.
Những quả bưởi to tròn, căng bóng, mang ý nghĩa về sự an khang và thịnh vượng. Ngoài ra, bưởi còn là đại diện cho sự viên mãn và đủ đầy. Hồng với màu sắc tươi sáng tượng trưng cho sự thành đạt. Đào là biểu tượng của sự thăng tiến, giàu sang và phú quý. Cuối cùng, quýt với sắc vàng óng đặc trưng sẽ đem đến nhiều may mắn cho gia chủ trong năm sắp tới.
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một cái đĩa hoặc khay có bề mặt phẳng. Tốt nhất nên sử dụng khay gỗ vì khi để trên bàn thờ nhìn sẽ đẹp mắt và ấm cúng hơn. Khay gỗ Teak tròn với thiết kế tối giản nhưng lại vô cùng tinh tế là lựa chọn tuyệt vời khi bày mâm ngũ quả ngày Tết. Bên cạnh đó, khay có kích thước đa dạng, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng.
Trái cây sẽ được sắp xếp xen kẽ nhau, trong đó quả lớn sẽ đặt phía dưới. Nải chuối sẽ để dưới cùng và đỡ lấy toàn bộ các loại quả ở phía trên. Bưởi được đặt ở chính giữa nải chuối, bao xung quanh là đào, hồng và quýt. Nếu còn nhiều khoảng trống, bạn có thể cài thêm ớt hoặc quất cho mâm ngũ quả ngày Tết thêm đầy đặn và đẹp mắt hơn.
Khác với miền Bắc, mâm ngũ quả miền Trung thường không cố định về loại quả hay màu sắc. Thông thường, người miền Trung sẽ chọn trái cây theo mùa và dựa vào điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, mâm ngũ quả ngày Tết vẫn phải đảm bảo đủ 5 màu khác nhau.
Các loại quả được sử dụng phổ biến nhất là chuối, mãng cầu, dừa, sung, đu đủ, xoài, quả phật thủ, cam, bưởi… Mỗi loại sẽ mang những ý nghĩa đặc trưng riêng, gửi gắm ước mong của gia chủ cho năm mới.
Quả chuối trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung cũng mang ý nghĩa tương tự với mâm ngũ quả ở miền Bắc. Chúng đều đại diện cho sự chở che, sung túc và an khang. Thể hiện mong muốn về một năm mới tràn đầy hy vọng và sức sống.
Trong khi đó, trái đu đủ mang ý nghĩa về sự đủ đầy, thịnh vượng cả về tiền tài và tình cảm. Trái sung là biểu trưng cho sự phát triển, sung mãn không chỉ về sức khỏe, mà cả tiền tài và vật chất.
Quả phật thủ có hình dáng như một bàn tay, do đó nhiều người quan niệm rằng nó tượng trưng cho bàn tay của Phật. Chính vì thế, khi trưng bày loại quả này trên bàn thờ sẽ thể hiện lòng hiếu kính. Đồng thời là mong muốn được Phật và thần linh bảo vệ, che chở và phù hộ cho gia đình.
Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần đặt quả có kích thước lớn và trọng lượng nặng ở bên dưới cùng. Các loại quả còn lại sẽ được sắp xếp xung quanh sao cho hài hòa và cân đối.
Bạn có thể sử dụng khay gỗ Teak tròn để bày ngũ quả. Bề mặt khay phẳng với phần viền bên ngoài tinh tế giúp bạn dễ dàng cố định vị trí từng loại quả mà không sợ bị xê dịch khi đang sắp xếp hoặc cần di chuyển.
Mâm ngũ quả miền Nam sở hữu nét đặc trưng riêng, bắt buộc gồm 5 loại quả là mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài và sung. Tên của những loại trái cây này khi ghép lại có thể đọc lái đi thành “cầu vừa đủ xài sung”. Điều này thể hiện ước mong về một năm mới đủ đầy và sung túc của người dân nơi đây.
Cũng vì cách đọc lái này mà ở miền Nam, người ta không sử dụng chuối và cam quýt để trưng trong mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi họ quan niệm rằng, chuối có phát âm khá tương đồng với chúi nên sẽ không may mắn, làm ăn khó phát triển. Theo đó, quả cam và quýt gắn liền với câu “quýt làm cam chịu”, vì thế cũng nên tránh.
Đặc biệt, mâm ngũ quả miền Nam thường có thêm một cặp dưa hấu, tượng trưng cho sự may mắn. Ngoài ra, người miền Nam còn thường dùng thêm trái dứa mang ý nghĩa con cái đủ đầy trong năm mới.
Cách trang trí mâm ngũ quả của người miền Nam cũng không có gì quá cầu kỳ. Tương tự như miền Bắc và miền Trung, những loại quả to và có trọng lượng lớn sẽ được chọn để đặt dưới cùng.
Do đó, đu đủ, mãng cầu và dừa sẽ được đặt lên khay trước để tạo thế. Các quả nhỏ sẽ được sắp xếp cân đối xung quanh sao cho tổng thể tạo thành hình dáng giống ngọn tháp. Riêng dưa hấu sẽ được đặt ở hai bên sau khi mâm ngũ quả đã bày trí xong.
Dù bày trí theo cách nào thì mâm ngũ quả ngày Tết cũng đều gửi gắm rất nhiều tâm tư của gia chủ. Nó có thể là mong muốn về sự no đủ, bình yên hay ước mong thành đạt. Hơn thế nữa, mâm ngũ quả còn thể hiện cho lòng hiếu thảo và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được kiểu trang trí phù hợp nhất.
Hãy liên hệ ngay Chef Studio để đặt hàng và được tư vấn chi tiết.
Chef Studio tự hào là đơn vị sản xuất các sản phẩm khay gỗ Teak uy tín tại Việt Nam.
CHEF STUDIO
Hotline: 1900 3080
Gửi đánh giá/ bình luận của bạn