Gỗ Teak là gỗ của cây Teak, được người dùng ưa chuộng sử dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Gỗ có sự dẻo dai, độ bền cao và các đường vân có tính thẩm mỹ. Vậy ưu nhược điểm và ứng dụng loại gỗ Teak này là gì? Xin mời bạn đọc đi tìm câu trả lời về gỗ Teak qua nội dung bài viết dưới đây của Chef Studio nhé.
Gỗ Teak có tên khoa học là Tectona Grandis, còn gọi là gỗ Tếch, gỗ Giá tỵ, sồi Ấn Độ… được ứng dụng sản xuất bàn, ghế, giường, tủ, sàn gỗ, thớt gỗ, báng súng... Cây gỗ Teak được phân bố chủ yếu khu vực các nước Lào, Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan. Loại gỗ này có đặc điểm nhẹ, dẻo dai và sức bền cao, khả năng chịu lực tốt.
Gỗ Teak là loại gỗ thuộc nhóm III trong bảng phân loại gỗ, có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, cao đến 21m, đường kính 23cm sau 20 năm. Sau thời gian này, cây gỗ sẽ phát triển chậm dần và đạt tuổi thọ lên đến 80 năm.
Màu gỗ Teak thông dụng là màu vàng đậm hoặc vàng ngả nâu rất đẹp mắt, sang trọng. Ngoài ra, vân gỗ Teak cũng khá độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao nên thường được sử dụng để sản xuất thớt, ván sàn và các loại đồ nội thất.
Gỗ Teak có tốc độ sinh trưởng rất nhanh nên sau 5 năm trồng đã có thể cao đến 13m, đường kính thân cây 10cm. Sau 20 năm, cây gỗ cao đến 21m, đường kính 23cm. Thông thường cây gỗ Teak trồng từ 12-15 năm đã có thể khai thác được tùy mục đích sử dụng.
Vỏ cây gỗ Teak có màu xám vàng, có nhiều vảy nhỏ dài hẹp. Hình dáng lá cây gỗ là hình oval, đỉnh nhọn, mặt trên nhẵn và mặt dưới phủ lông hình sao. Cây gỗ này ưa sáng, chịu lạnh kém và phù hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Sau khi đã tìm hiểu gỗ Teak là gỗ gì thì bạn có thể tham khảo thêm về ưu nhược điểm loại gỗ này như sau:
Gỗ Teak là loại gỗ quý mang giá trị kinh tế cao cùng các ưu điểm nổi bật như sau:
Gỗ có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài, thích nghi cực tốt với thay đổi của thời tiết.
Hơn nữa, gỗ Teak còn có ưu điểm là dẻo dai, không co ngót, khả năng chống nấm mốc, chịu lực tốt.
Ngoài ra, gỗ cũng có khả năng chống mối mọt, côn trùng bởi có lượng lớn tinh dầu tự nhiên.
Bề mặt gỗ dễ vệ sinh với nước hay chất tẩy rửa thông thường như chanh, giấm, rượu, xà phòng… Đặc biệt bạn sẽ không phải lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của gỗ.
Màu sắc, đường vân gỗ Teak đẹp mắt với gam màu vàng đậm hoặc vàng ngả nâu sang trọng, nổi bật.
Sản phẩm không cong vênh, nứt nẻ, khả năng chịu lực tốt nên có thể ứng dụng làm thớt gỗ, sàn gỗ.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì gỗ Teak cũng có hạn chế nhất định như:
Đây là loại gỗ quý, có nguồn gốc tự nhiên nên giá thành cao hơn một số loại gỗ khác.
Vân gỗ Teak không phù hợp sản xuất các đồ nội thất cao cấp.
Khả năng chống trầy xước kém hơn một số gỗ tự nhiên khác.
Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nêu trên nên gỗ Teak được ứng dụng khá nhiều vào các lĩnh vực đời sống khác nhau như sau:
Một trong những ứng dụng đầu tiên phải kể đến của gỗ Teak chính là sản xuất khay gỗ, thớt gỗ Teak. Gỗ có đường vân đẹp mắt, tuổi thọ và độ bền cao, càng sử dụng càng bóng đẹp nên khi chế tác thành thớt gỗ, khay gỗ đem đến hiệu quả sử dụng tối ưu.
Bạn có thể tham khảo nhiều mẫu thớt gỗ, khay gỗ Teak tại Chef Studio để lựa chọn cho gia đình mình. Ưu điểm của khay gỗ, thớt gỗ Tếch Chef Studio là bền chắc, chống nấm mốc, nứt vỡ nhờ dầu gỗ Teak và đặc biệt là hạn chế các vết xước, vết hằn do dao.
762,763,774,1096
Xem thêm: Thớt gỗ Teak dùng làm gì? Bật mí công dụng của thớt Teak
Ngoài ra, nhiều cơ sở còn sử dụng loại gỗ này để sản xuất ván sàn gỗ Teak tự nhiên. Bởi gỗ có khả năng chịu nước tốt, chống chịu ảnh hưởng môi trường nên khi sản xuất sàn gỗ được nhiều gia đình lựa chọn.
Đặc biệt, gỗ của cây Teak cũng được dùng để sản xuất các loại bàn ghế gỗ với màu sắc sang trọng, đường vân sắc nét. Bởi vậy nên thông thường nhiều đơn vị sản xuất nội thất gỗ Teak sẽ không cần sơn màu mà chỉ phủ bóng.
Ngoài ra, loại gỗ này còn được ứng dụng để sản xuất nhiều loại đồ nội thất khác như giường, tủ,...
Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết đến bạn đọc gỗ Teak là gỗ gì, ưu nhược điểm và ứng dụng trong đời sống của loại gỗ này. Để chọn mua các mẫu thớt gỗ Teak bền bỉ, đẹp mắt, hãy liên hệ Chef Studio ngay hôm nay.